Ôi, giá như ta có một Hàn-lâm-viện!

Tâm Việt

Hăy bấm vào đây để nghe chương tŕnh này

Nói về tiếng Việt, không ít người tỏ ra bực dọc cho rằng tiếng nước ta và nhất là chữ Quốc-ngữ vẫn c̣n nhiều cách nói hay viết khác nhau, làm cho việc dạy chữ Quốc-ngữ trở nên phức-tạp, nhiều khi không định được. Trong loạt bài này, Tâm Việt sẽ nêu ra một số trường-hợp liên-quan đến “vấn-đề chuẩn trong một ngôn ngữ,” riêng áp-dụng vào trường-hợp tiếng Việt và chữ viết Việt Nam. Tác-giả rất mong được nghe những ư-kiến khác, chỉ xin được tŕnh bày trong sự ôn tồn và trong một tinh-thần bao dungỞv́ chúng ta cần rất nhiều sự nghe ra điều người khác nói trước khi nhảy xổ vào quát tháo hay đánh đấm túi bụi, và mất đi sự cân nhắc.

“Ôi, giá như ta có một Hàn-lâm-viện!”

Đó là một lời than, đôi khi thống thiết, của một số người, chính v́ yêu tiếng Việt mà rất mong là có một uy-quyền nào đó định giúp cho ta những vấn-đề nhức óc như “i ngắn, y dài,” “tr” hay “ch”, “s” hay “x,” dấu hỏi dấu ngă, rồi cách viết hoa, viết số, phiên âm các tên nước ngoài hay các tên khoa-học v.v. Đó là chưa nói đến chuyện đi vào văn-phạm hay c̣n gọi là ngữ-pháp và cú-pháp Việt Nam.

Trong một cuốn sách in ra năm ngoái, 2001, thu thập những bài viết về “Tiếng Việt, văn Việt, người Việt” của G.S. Cao Xuân Hạo, ông đă kể lại một chuyện khá dí dỏm trong bài đầu, “Mạnh hơn băo táp”: “Cách đây không lâu, trong một buổi nói chuyện với các giáo sư lư toán, tôi thú thật niềm ganh tị của ḿnh và nói thêm: ‘Ngành chúng tôi chỉ có được một điểm để tự hào: đó là nó đă đi được vào vốn văn học truyền khẩu dân gian trước các anh. Câu ‘Phong ba băo táp không bằng ngữ pháp Việt Nam’ là một câu tục ngữ được truyền tụng từ mấy chục năm trước, và cho đến hôm nay chắc không c̣n một công dân Việt Nam nào không thuộc nó làu làu.’ Các giáo sư toán lư cười rộ. Đáng lẽ họ nên khóc mới phải.”

Tại sao khóc? G.S. Hạo cho biết chuyện dở khóc dở cười như sau: “Nhiều cán bộ lănh đạo nền giáo dục của ta đă thấy rơ tính vô hiệu quả của cách dạy tiếng Việt ở nhà trường: vào đại học, nhiều sinh viên chưa biết viết một bức thư cho đúng ngữ pháp và chính tả; đến nỗi Bộ phải ra quyết định buộc sinh viên năm thứ nhất ở tất cả các trường phải học ‘Tiếng Việt thực hành,’ và nhiều giáo sư văn học đă phải thốt lên: ‘Mong sao sau 12 năm học phổ thông con tôi vẫn c̣n nói và viết được tiếng Việt như trước khi đi học!’

“Một ông bạn cũ lâu năm gặp lại, nay là hiệu trưởng trường trung học cơ sở, khi biết tôi đang dạy và viết về tiếng Việt, liền tái mặt đi và van xin tôi tha thiết: ‘Anh chớ viết thêm cái ǵ mới nữa đấy! Chỉ thay đổi xoành xoạch như mấy năm nay, giáo viên dạy tiếng Việt trường tôi cũng đă đi Biên Ḥa mâát hai người rồi!’ Và tôi cũng đă được nghe chính người thầy cũ của tôi (một Nhà giáo Nhân dân) phát biểu trong một cuộc hội nghị do Bộ tổ chức là nên bỏ hẳn môn tiếng Việt ở trường phổ thông ‘để dành th́ giờ học những môn có ích hơn hay ít ra cũng không có hại bằng.’”

Thế đấy, thế mà không khóc sao được? Có lẽ v́ thế chăng mà không ít người cho rằng ta cần có một hàn-lâm-viện đại loại như Hàn-lâm-viện Pháp, Académie Franẫaise, để giao cho cơ-quan này quyền quyết-định tối-hậu về những vấn-đề ngôn ngữ. Song thực ra, lịch-sử cho ta thấy là những nước có hàn-lâm-viện chính-thức, dù như là của Nhà nước đàng-hoàng, thường vẫn không giải-quyết được đến nơi đến chốn những thách thức của một tiếng nói và một ngôn ngữ lúc nào cũng biến chuyển do ảnh-hưởng của cuộc sống và môi-trường muôn h́nh vạn trạng lúc nào cũng sống động và biến đổi chung quanh chúng ta.

Hàn-lâm-viện Pháp, được dựng ra từ thế-kỷ thứ XVII dưới thời Ông Vua Mặt Trời Lu-i thứ 14, một vị được coi là minh-chúa của nước Pháp và lại c̣n có một ông tể-tướng cũng rất sáng suốt là ông Colbert phụ giúp, nghĩa là đă có mặt gần bốn thế-kỷ nay, chỉ trừ có một thời-gian không hoạt-động v́ bị dẹp bỏ là dưới thời Cách mạng Pháp, vậy mà đến nay, bốn thế-kỷ sau, cuốn Từ-điển của Hàn-lâm-viện Pháp, Dictionnaire de l’Académie Franẫaise, vẫn chưa hoàn-tất. Đâu phải v́ những vị hàn-lâm Pháp lười biếng. Tất cả chỉ v́ tiếng Pháp, cũng như tiếng Việt và bất cứ thứ tiếng nào khác trên thế-giới, chừng nào nó c̣n là một sinh-ngữ, nghĩa là một ngôn ngữ sống động th́ nó luôn luôn đổi thay, không thể giữ chân nó lại dưới một h́nh-dạng không thay đổi được.

Thành thử ở Tây-Âu, người ta mới chia các nước ra thành hai loại, loại có Hàn-lâm-viện chính-thức như Pháp hay Tây-ban-nha và loại không có Hàn-lâm-viện chính-thức như Anh, Đức, Mỹ. Nhưng có phải v́ thế mà các nước sau này thiếu thống nhất trong vấn-đề ngôn ngữ hơn là các nước trên kia đâu?

Vậy cho nên có người mới nghĩ rằng: việc thống nhất ngôn ngữ của một nước không nằm ở trong sự-kiện là nước đó có hay không có một hàn-lâm-viện chính-thức của Nhà nước. Nó nằm ở trong nhiều điều-kiện mà một trong những điều-kiện quan-trọng đó là sự tương-kính đối-thoại giữa những người hiểu biết, có chuyên-môn và cố gắng nghe cho trót, cho lọt những điều người khác nói. Như vậy sẽ tránh được những sự tranh căi vô ích và những sự gay gắt không cần thiết.

 

Chữ Việt đă thuần-hóa ra sao?

Tâm Việt

Hăy bấm vào đây để nghe chương tŕnh này

Trong bài trước, chúng ta đă nghe nói là nhiều người than phiền tiếng Việt hăy c̣n nhiều điều bất định quá và bàn đến chuyện Nên hay không nên có một Hàn-lâm-viện để quyết-định về những điều c̣n bất định này. Chúng ta thấy là ngay trong những nước tiên-tiến nhất trên thế-giới cũng chia ra làm hai phe: một số nước có Hàn-lâm-viện Quốc-gia để quyết-định về ngôn ngữ và một số lại không cần mà ngôn ngữ của họ vẫn thống nhất. Hôm nay, Tâm Việt xin thuật lại lịch-sử “thuần-hóa” của chữ Việt trong hơn 300 năm qua...

Tiếng Việt như ta viết ngày hôm nay được gọi là chữ Quốc-ngữ nghĩa là, chúng ta rất hănh-diện đă có một công-cụ rất hữu hiệu để dùng làm phương-tiện học hỏi và trao đổi thông tin với nhau. Đây là một thứ chữ rất tiện lợi v́ đối với người sẵn nói tiếng Việt, chúng ta chỉ cần bỏ ra ít tháng là có thể đọc và viết được tiếng này. Chính công-cụ này đă giúp cho dân ta và nước ta tiến những bước hia bảy dặm trong thế-kỷ thứ 20 và bắt kịp được phần nào với thế-giới bên ngoài. Một công-cụ như vậy, một công-cụ cho phép người Việt Nam đi đường tắt vào thế-kỷ XX-XXI như thế, ta không thể khinh thường được.

Nhưng không phải là từ khi có mẫu-tự la-tinh-hóa là ông cha ta đă nh́n ra tất cả cái tiện lợi của công-cụ văn-hóa này. Chữ Việt la-tinh-hóa th́ đă có từ thế-kỷ thứ 17 nhưng phải đợi đến 300 năm sau, chữ đó mới được xem là hoàn-toàn của ta. Tại sao vậy?

Một phần của câu trả lời hiển-nhiên nằm ở trong sự-kiện là lúc bấy giờ, vào đầu thế-kỷ thứ 17, người Việt Nam ta đă có chữ Hán trong cuộc sống quan-phương cũng như đă có chữ Nôm trong đời sống hàng ngày, ngay dù như ta coi đó là một loại chữ “nôm na mách qué.” Học chữ Hán rồi, ta dễ bắt qua chữ Nôm v́ chữ Nôm cũng là một loại chữ khối vuông được tạo ra trên căn-bản của chữ Hán, thành ư nghĩ đầu tiên của cha ông chúng ta là học chữ Nôm và chữ Hán tất-yếu ủng-hộ cho nhau. C̣n loại chữ viết la-tinh-hóa th́ lúc bấy giờ, hoặc người ta chưa biết đến, hoặc có người lại cho đó là một thứ chữ dành riêng cho một đạo “ngoại-lai,” đạo Ki-tô hay như người ta c̣n nói trong thế-kỷ thứ 17, là đạo của ông chúa “Chi Thu”Ởlúc bấy giờ chưa gọi là Đức Chúa Giê-su. Đó là chưa kể, người Tây-phương lúc bấy giờ, mà các cố đạo hồi đó hầu hết là người Âu, bị người Việt ở thế-kỷ thứ 17, do thiên-kiến hay định-kiến mà ta học được của người Tàu, coi là một loại “bạch-quỷ” hay “dương-quỷ”Ở”quỷ da trắng” hay “quỷ đi từ biển vào.” Đă coi các nhà truyền giáo là một loại “quỷ” th́ đương-nhiên, khó ḷng mà ta có thể sẵn sàng đi học lối chữ viết của họ. Chính v́ lư-do đó mà trong ba thế-kỷ, chữ la-tinh-hóa chỉ được coi là một loại chữ của riêng đạo Gia-tô.

Cũng v́ ta có những định-kiến mang tính-cách ác-cảm hạng nặng như vậy nên khi người Pháp mới sang nước ta, sau khi chiếm được lục tỉnh Nam-bộ, dù như họ cố gắng thúc đẩy việc học chữ la-tinh-hóa, người Việt miền Nam cũng chê và không chịu học. Trong cuốn sách nổi tiếng của ông, Sự hiện diện của người Pháp ở Nam-kỳ và Cao-miên, The French Presence in Cochinchina and Cambodia, sử-gia người Úc, ông Milton Osborne đă kể là v́ không ai muốn học chữ Việt la-tinh-hóa nên người Pháp lúc đầu c̣n phải ra lệnh cho mỗi làng ở trong Nam phải nộp trẻ em vị-thành-niên để chính-quyền nhốt vào một nơi dạy chữ “quốc-ngữ.” Rất nhiều em không bằng ḷng chế-độ ḱm kẹp này nên đă t́m cách leo rào trốn về quê hay đi theo những phong trào chống Pháp ngay từ đó.

Phải đợi đến giai-đoạn Đông-kinh Nghĩa-thục, nghĩa là khoảng năm 1906-07, cách đây chưa đầy 100 năm, các cụ ta mới nh́n ra cái lợi của chữ Quốc-ngữ và trong một phong trào cách tân toàn-bộ, các cụ kêu gọi “cắt búi tó củ hành” và học chữ Quốc-ngữ để tham-gia vào một phong trào rộng lớn gọi là “văn-minh tiến-bộ.” Nói cách khác, cuộc cách mạng “văn-minh tiến-bộ” ở nước ta trong thời-gian đó đă tỏ ra là một cuộc “cách mạng văn-hóa” vào bậc quan-trọng nhất trong lịch-sử nước nhà mà lại xảy ra rất êm thắm, không súng nổ, không “long trời lở đất” như những cách mạng chính-trị sau này, đem bao đau thương tang tóc đến cho dân-tộc. Cuộc cách mạng đó cũng xảy ra ngay trong khi đất nước ta bị người nước ngoài đô-hộ, chứng tỏ là ta vẫn có thể có được những sáng-kiến mang tầm chiến-lược trong cuộc cách tân đất nước miễn là ta được sự đồng-thuận rộng răi của mọi người và miễn là ta có được ư-chí đi đến đích.

Chuyện chữ Quốc-ngữ mà giờ đây ta coi là đương-nhiên của người Việt Nam cũng chứng tỏ là một tôn-giáo lúc đầu có thể bị xem là “ngoại-lai” sau một thời-gian “nhập gia tùy tục” vẫn được người Việt chúng ta chấp nhận một cách dễ dàng để hoàn-toàn thành của chúng ta. Đó là một quá-tŕnh mà không phải chỉ có đạo Thiên-chúa-giáo mới kinh-qua, đó cũng là một quá-tŕnh mà cách đây gần 2000 năm, đạo Phật cũng đă đi qua để trở thành một đạo thuần-túy Việt. Những đạo khác khi vào Việt Nam cũng đều đi qua cùng một loại tiến-tŕnh “thuần-hóa” tương-tự để thành Việt Nam, như đạo Khổng, đạo Lăo v.v. Ngày nay, Khổng, Lăo, Phật đă được coi là “tam giáo đồng nguyên” từ thế-kỷ thứ 13, và giờ đây Thiên-chúa-giáo Việt Nam cũng đă ăn rễ hoàn-toàn, bám sâu vào bản-đồ tâm-linh của dân-tộc Việt. Và một trong những tặng-phẩm của đạo Thiên-chúa cho dân-tộc Việt Nam chính là chữ Quốc-ngữ.

Song sở dĩ chuyện đó xảy ra được chính là v́ ḷng bao dung của mẹ Việt Nam, lúc nào cũng mở rộng cánh tay đón nhận các con của Mẹ đến từ bốn phương trời dù là từ Tây-trúc, như đạo Phật, hay Khổng-giáo, đến từ Trung-quốc, Lăo-giáo đến từ Trung-Á, hay Thiên-chúa-giáo đến từ Tây-phương.

 

Tiến-tŕnh chuẩn-hóa kéo dài gần 400 năm

Tâm Việt

Hăy bấm vào đây để nghe chương tŕnh này

Trong hai bài trước, chúng ta đă nêu ra những sự bất nhất c̣n tồn tại trong tiếng Việt, bàn đến chuyện Nên hay không nên có một Hàn-lâm-viện, rồi duyệt qua tiến-tŕnh “thuần-hóa” của chữ Việt la-tinh-hóa để ngày hôm nay lối chữ viết đó đă thành “chữ Quốc-ngữ.” Hôm nay, đi vào thực-tế, Tâm Việt xin tŕnh bầy quá-tŕnh chuẩn-hóa tiếng Việt như đă xảy ra trong gần 400 năm lịch-sử.

Nhiều người v́ không rơ lịch-sử chữ Quốc-ngữ nên cho rằng một sớm một chiều, chúng ta đă có được một hệ-thống chữ viết tương-đối hoàn-hảo như chữ viết của chúng ta ngày hôm nay. Nhưng sự thực, làm ǵ có chuyện một loại chữ viết nào mà chỉ cần có ít năm hay một bộ óc tự-nhiên nghĩ ra mà hoàn-hảo cho được. Nếu trong lịch-sử loài người cũng có đôi ba trường-hợp mà một người nghĩ ra nguyên một hệ-thống chữ viết, như trường-hợp Lư Thế-tông ở Cao-ly khi ông vua này, vào thế-kỷ XV, đă nằm mơ ra cách viết tiếng Cao-ly kêu là “Han-gưl” th́ trường-hợp thông-thường hơn nhiều là nhiều người và mất nhiều năm, đôi khi hàng thế-kỷ, mới làm cho một loại chữ viết trở nên hoàn-hảoỞmột cách tương-đối v́ không có ǵ là tuyệt-đối trong ngôn-ngữ-học cả.

Đó chính là trường-hợp chữ viết mà sau này ta gọi là chữ “Quốc-ngữ.” Lúc đầu, khi các giáo-sĩ người Âu-châu sang nước ta, họ thấy học chữ Nôm chữ Hán khó quá, mất nhiều năm quá mà họ th́ có nhu-cầu học nhanh, học sớm để có thể sớm giảng đạo Ky-tô cho người bản-xứ. Do vậy nên ở Trung-quốc, ở Nhật-bản hay ở Việt Nam ta, các giáo-sĩ đó đều t́m cách chép tiếng nước ḿnh xuống theo chữ viết của họ: người nào gốc Ư như Cristoforo Borri th́ vào khoảng năm 1620 ghi lại tiếng Việt theo cách ghi tiếng Ư, người Bồ-đào-nha như Antonio Barbosa hay Gaspar de Amaral th́ lại t́m cách ghi theo tiếng Bồ và các giáo-sĩ Y-pha-nho th́ lại t́m cách ghi theo tiếng Y-pha-nho. Do vậy nên cách viết của chúng ta ngày hôm nay hăy c̣n giữ lại những tàn-tích của mấy cách ghi kia: tiếng “nhà” mà viết /nh/ [“en-nờ hát”], đó là do ảnh-hưởng của tiếng Bồ-đào-nha, cũng tự như tiếng “ghi” mà viết /gh/ [“gờ hát”] đó là do ảnh-hưởng của tiếng Ư. Các ngày trong tuần mà ta gọi là “thứ hai, thứ ba, thứ tư...” cũng là dịch thẳng từ tiếng Bồ-đào-nha: “Secunda Feria, Tertia Feria v.v.”

Câu chuyện này hoàn-toàn giống như những nỗ lực đầu tiên của các giáo-sĩ phương Tây t́m cách ghi các tiếng Trung-quốc hay Nhật-bản, Cao-ly, Tagalog xuống bằng chữ viết nước ḿnh. Đó là một lư-do chính các giáo-sĩ thời bấy giờ cũng không đồng-ư được giữa họ với nhau. Như vậy, không thể bảo được rằng từ sớm, ngay từ hồi đó, họ đă có những tham-vọng lấy nước Trung-hoa hay nước ta làm thuộc-địa được. Những người nào hiểu như vậy hay cố ư giải thích như vậy là đă đảo lộn lịch-sử, đem chuyện thế-kỷ thứ 19 cắm vào râu những giáo-sĩ ở thế-kỷ thứ 16-17, những người sống hai ba trăm năm trước đó.

Tiếng Việt được cái may là có ông Alexandre de Rhodes, tuy tiếng mẹ của ông là tiếng Pháp nhưng v́ ông là một giáo-sĩ công-dân của Ṭa Thánh Avignon nên khi ông sang Việt Nam, ông dùng nhiều tiếng La-tinh, tức là tiếng chính-thức của Ṭa Thánh thời bấy giờ, và tiếng Bồ-đào-nha hơn v́ tiếng Bồ lúc bấy giờ cũng phổ-thông như tiếng Anh ngày hôm nay. Chẳng vậy mà đến khi ông làm từ-điển tiếng Việt, cuốn từ-điển đầu tiên trong lịch-sử tiếng nước ta, cuốn đó đă gọi là Từ-điển Việt-Bồ-La in ra ở Rô-ma vào năm 1651 và không hề có một chữ tiếng Pháp nào ở trong đó. Do vậy nên khi người Pháp thấy ông có công lớn, “thấy người sang bắt quàng làm họ” và bảo là “người Pháp” đă có công đẻ ra chữ Quốc-ngữ th́ đó cũng là một sự “nhận vơ” hoàn-toàn vô-căn-cứ.

Song tiếng Việt thời giáo-sĩ Đắc Lộ, tên Việt Nam của ông Alexandre de Rhodes, là tiếng Việt trung-đại c̣n có những cụm phụ-âm như “bl-, tl-, ml” rồi lại c̣n chịu ảnh-hưởng của tiếng Y-pha-nho như tiếng “cũng” lại viết giống như chữ “cũ” nên sau này, ta đă bỏ, không c̣n viết giống thế nữa. Bỏ, để mà viết như ta ngày nay, chính là một quá-tŕnh “chuẩn-hóa” dù như thời đó không có hàn-lâm-viện nào quyết-định những chuyện này. Bỏ, cũng v́ khi ta không c̣n những phụ-âm đôi như “bl-, tl-, ml-” nữa th́ người Việt chúng ta, với óc rất thực-tiễn, không c̣n thấy cần phải giữ trong cách viết nữaỞkhác hẳn một tiếng như Tây-tạng v́ chữ viết Tây-tạng c̣n giữ nhiều phụ-âm mà ngày nay không c̣n được phát âm nữa. Xem thế th́ đủ hiểu là chữ viết Việt Nam gọn nhẹ hơn và chữ viết Tây-tạng khúc mắc hơn, bảo thủ hơn chữ viết của ta rất nhiều.

Nhưng để thành chữ viết của ta ngày nay, chúng ta cũng đă cần cả mấy trăm năm. Tính từ năm 1620 là năm Cristoforo Borri bắt đầu ghi tiếng Việt theo chữ viết la-tinh đến nay th́ cũng đă có gần 400 năm rồi chứ đâu phải ít. Cùng trong thời-gian đó hay lâu hơn nữa, từ thế-kỷ thứ 16, một số giáo-sĩ Tây-phương cũng đă t́m cách la-tinh-hóa hay la-mă-hóa cách viết tiếng Tàu và tiếng Nhật nhưng cho đến nay, việc làm đó vẫn chưa thành công. Giờ đây, cách ghi tiếng Tàu hay tiếng Nhật bằng chữ viết la-mă vẫn có hơn một cách. Ở Đài-loan, chẳng hạn, người ta vẫn dùng cách phiên âm Wade-Giles do hai học-giả người Anh đẻ ra, dễ đọc hơn đối với những ai quen tiếng Tây-phương, trong khi đó ở Trung-hoa lục-địa, cách phiên âm gọi là “pin-yin” của Bắc-kinh đôi khi làm cho ta ngỡ ngàng không biết đọc thế nào cho phải.

Chính v́ chữ Quốc-ngữ đă có gần 400 năm nên nó đă nhập tịch Việt Nam một cách khá hoàn-hảo. Có mặt ở ta gần bốn thế-kỷ, chữ Quốc-ngữ như vậy chỉ thua chữ Nôm một cấp thôi v́ chữ Nôm, nói chung, chỉ là chữ nước ta trong ṿng chưa tới 650 năm, từ gần cuối thế-kỷ thứ 13 đến đầu thế-kỷ thứ 20. Và trong 400 năm đó, chữ Quốc-ngữ đă ngày một chuẩn-hóa, chủ-yếu là do một quá-tŕnh đồng-thuận chứ không phải v́ ai bắt ai theo ai cả.

 

Từ Đắc Lộ đến Ta-be

Tâm Việt

Hăy bấm vào đây để nghe chương tŕnh này

Trong mấy bài trước, chúng ta đă nêu ra những sự bất nhất c̣n tồn tại trong tiếng Việt, bàn đến chuyện Nên hay không nên có một Hàn-lâm-viện, rồi duyệt qua tiến-tŕnh “thuần-hóa” của chữ Việt la-tinh-hóa để ngày hôm nay lối chữ viết đó đă thành “chữ Quốc-ngữ.” Hôm qua, chúng tôi đă tŕnh bầy quá-tŕnh chuẩn-hóa tiếng Việt như đă xảy ra trong gần 400 năm. Để Quư Thính Giả thấy rơ việc chuẩn-hóa một loại chữ viết không phải là dễ, hôm nay Tâm Việt xin kể lại tiến-tŕnh chuẩn-hóa chữ viết la-tinh-hóa từ Đắc Lộ cho đến Ta-be.

Theo lịch-sử truyền giáo ở Việt Nam, một trong những người Tây-phương đầu tiên để lại dấu tích của một thứ tiếng Việt ghi bằng chữ la-tinh là giáo-sĩ Cristoforo Borri. Ông đă có mặt ở Việt Nam vào đầu thế-kỷ thứ 17, khoảng năm 1620, và theo ông Đỗ Quang Chính, tác-giả cuốn Lịch sử chữ Quốc ngữ, 1620-1659 (Đường Mới tái-bản ở Pháp vào năm 1985), th́ ông đă ghi lại trong sách của ông một số tiếng Việt như hai chữ “Đông-kinh” mà lại viết thành ra như “Tun-chim.” Sở dĩ vậy là v́ ông gốc Ư nên âm /đ/ của ta, ông nghe như âm /t/ không bật hơi của Ư và tiếng Ư, âm /k/ lại viết thành “ch-” [xê-hát] trước những nguyên-âm tiền-trí “i, ê, e.” Chữ “ghi” của ta mà bây giờ viết “gh-” [gờ-hát] trước “i, ê, e” th́ đó cũng là một ảnh-hưởng của cách viết tiếng Ư.

Nhưng tiếng nói để lại nhiều vết tích nhất trong cách viết Quốc-ngữ của ta ngày nay chính là tiếng Bồ-đào-nha, một thứ tiếng được coi là phổ-thông nhất ở trên thế-giới thời bấy giờ do kết-quả của những cuộc thám-hiểm đại-dương của một số người Bồ, nhất là sang Á-châu, như Vasco da Gama và Ferdinand Magellan. “Người Âu-châu đầu tiên nói thạo tiếng Việt,” theo sự nghiên cứu của Đỗ Quang Chính, cũng là một giáo-sĩ người Bồ, L.M. Francisco de Pina hoạt-động chủ-yếu là ở Hội-an. Rồi Joăn Roiz [đọc “Gioăng Rô-ish”], Gaspar Luis, và Gaspar dỖAmaral đều là những người nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Bồ-đào-nha. Đặc-biệt người cuối cùng, L.M. ḍng Tên Gaspar dỖAmaral, là người đă có làm ra từ-điển tiếng Việt sang tiếng Bồ và tiếng La-tinh, nay đă mất, song Alexandre de Rhodes, mà có tên Việt Nam là Đắc Lộ, cũng công-nhận là cuốn từ-điển Việt-Bồ-La nổi tiếng của ông, in ở Rô-ma năm 1651, là dựa trên tài-liệu của Gaspar dỖAmaral để lại.

Sự-kiện này giải-thích tại sao từ-điển của Đắc Lộ không phải là từ-điển từ tiếng Việt sang tiếng Pháp, dù như tiếng mẹ đẻ của ông là tiếng Pháp, mà lại là từ-điển từ tiếng Việt sang tiếng Bồ-đào-nha và tiếng La-tinh, nói gọn là “Từ-điển Việt-Bồ-La,” Dictionnarium annamiticum, lusitanum et latinum. Cuốn từ-điển này là một dấu mốc quan trọng vào bậc nhất trong lịch-sử tiếng Việt v́ đây là cuốn từ-điển đầu tiên của tiếng nước ta sang một tiếng nước ngoài, gom gần 8000 chữ, nghĩa là một con số cao hơn tất cả những sách học chữ Hán ở nước ta như Nhất thiên tự (“Một ngh́n chữ”), hay Tam thiên tự (“Ba ngh́n chữ”) hoặc cuốn Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, một cuốn sách tiếng Nôm dùng để học chữ Hán có lẽ cũng vào cùng thời hay sớm hơn cuốn Từ-điển Việt-Bồ-La một chút.

Sự-kiện nói trên cũng giải-thích tại sao tiếng Việt thời Đắc Lộ lại bị nhiều ảnh-hưởng của chữ viết Bồ-đào-nha như thế. Ta hăy thử đưa ra một vài thí-dụ:

Ngày hôm nay, ta viết nhà “en-nờ hát a huyền.” Lối viết “en-nờ hát” để ghi âm /nh-/ [“nhờ”] là y trang tiếng Bồ-đào-nha, v́ như ta biết cùng âm đó trong tiếng Pháp sẽ phải viết là /gn-/ [“gờ en-nờ”] như trong montagne, “trái núi,” vậy. Hoặc nếu là ảnh-hưởng Y-pha-nho th́ âm đó đă viết bằng chữ “n” [“en-nờ”] với dấu ngă ở trên. Đây là một ảnh-hưởng Bồ-đào-nha trong chữ viết của ta từ thế-kỷ thứ 17 và c̣n lưu dấu vết cho đến ngày nay.

Ngược lại, có những ảnh-hưởng rất rơ từ tiếng Bồ-đào-nha vào cách viết thời đó nhưng lại không lưu dấu vết ǵ cho đến ngày nay. Chúng tôi đang muốn nói đến những cách viết chữ cũng thời bấy giờ mà trong từ-điển của Đắc Lộ viết “kờ u ku ngă” trông giống hệt chữ cũ, như trong “Chợ Cũ,” của ngày hôm nay. Mấy chữ “ông” hay “sống” thời đó viết cũng rất lạ mắt: ông viết là “oũ” [“o u ngă”] và sông viết là “sơu” [“ét-x́ o ngă u”]. Rơ ràng cách viết ông và sông ngày hôm nay rất khác, khác xa lối viết đó. Đi từ lối viết cũ của thời Đắc Lộ đến lối viết của ngày hôm nay là cả một quá-tŕnh lâu dài, trải qua hàng trăm năm, và ta phải đợi đến tận cuốn Từ-điển Việt Ờ La-tinh, Dictionnarium annamitico-latinum của giáo-sĩ Ta-be (Taberd) in ra năm 1838 ở Serampore, Ấn-độ, nghĩa là gần 200 năm sau, th́ mấy lối viết ông và sông như ta có ngày nay mới được công-nhận là chính-thức. Và một khi chuyện đó đă xảy ra th́ ít nhất ở trong mấy trường-hợp này, ảnh-hưởng Bồ-đào-nha đă bị tẩy bỏ để không c̣n lưu vết nào về mặt này nữa.

Ngược lại, trong từ ngữ th́ ta sẽ thấy những ngày trong tuần của ta rất khác cách gọi trong tiếng Trung-hoa hay tiếng Nhật: Thứ Hai trong tuần của ta th́ tiếng Quan-thoại lại kêu là “lí pải ý” tức “Lễ bái nhất,” thứ Ba là “Lễ bái nhị” v.v. Rơ ràng đây là hai quan-niệm thứ tự các ngày trong tuần rất khác nhau. Theo cách gọi của ta th́ ngày đầu là ngày của Chúa, “Chúa” hay “Chủ-nhật,” c̣n tiếng Trung-hoa th́ coi ngày thứ Hai mới là ngày đầu trong tuần, ngày đầu trong một tuần “lễ bái” chứ không phải một tuần làm việc. Tiếng Nhật th́ Chủ-nhật lại gọi là Nichiyôbi, “tức ngày của Mặt Trời,” dịch đúng chữ Sunday của Anh hay Sonntag (đọc “Zôn-tắc”) của Đức, và thứ Hai là Getsuyôbi, “ngày của Mặt Trăng,” dịch đúng chữ Lundi (đọc “Loong-đi”) của Pháp hay Monday của Anh, Montag (đọc “Môn-tắc”) của Đức. Như vậy, có thể nói là về các ngày trong tuần, tiếng Việt cũng như tiếng Nhật không c̣n lệ-thuộc tiếng Trung-hoa như xưa nữa mà tiếng Nhật th́ đă chịu ảnh-hưởng của các tiếng châu Âu trong khi tiếng Việt về mặt này lại chỉ chịu riêng ảnh-hưởng của tiếng Bồ-đào-nha.

Sang một chữ khác, chữ bánh ḿ để dịch chữ pain của Pháp hay pan của tiếng Bồ-đào-nha th́ câu hỏi là ta chịu ảnh-hưởng của tiếng nào? Có người nói chữ “bánh” trong “bánh ḿ” th́ gần chữ pain của Pháp hơn nhưng không hẳn, và cũng không chắc. Các giáo-sĩ người Pháp đến nước ta sau các giáo-sĩ Ư, Bồ-đào-nha và Y-pha-nho, do đó nên khả-năng chữ “bánh” có thể là từ chữ “bính” của Tàu mà ra hoặc cùng lắm là chịu ảnh-hưởng của tiếng Bồ-đào-nha hay tiếng Y-pha-nho chứ không thể là của Ư v́ tiếng Ư “bánh ḿ” là pane [“pa-nê”] trong khi tiếng Nhật v́ bị ảnh-hưởng cũng giống như của Việt Nam nên gọi là pan [“păng”].

Để kết, ta có thể nói được chăng là đến thế-kỷ thứ 16 ở Nhật và thế-kỷ thứ 17 ở ta, một số từ ngữ trong hai tiếng Nhật và Việt không c̣n chịu ảnh-hưởng của Tầu như trước nữa mà đă bắt đầu chịu ảnh-hưởng của Tây-phương. Và như vậy, giai-đoạn này là một giai-đoạn tiền-đề cho hiện-tượng toàn-cầu-hóa đang ồ ạt tràn ngập vào nước ta, ảnh-hưởng bắt buộc đến tiếng Việt, cũng như hiện-tượng đó đang ảnh-hưởng sự phát triển của tất cả các nước trên thế-giới.

 

Từ chuẩn viết đến chuẩn nói

Tâm Việt

Hăy bấm vào đây để nghe chương tŕnh này

Trong mấy ngày qua, chúng ta đă bàn chuyện “thuần-hóa” của mẫu-tự La-mă, một loại chữ đơn sơ hơn và đến sau chữ khối vuông, để ngày nay chúng có chữ viết “Quốc-ngữ” của chúng ta. Chúng ta đă duyệt qua quá-tŕnh chuẩn-hóa tiếng Việt như đă xảy ra trong gần 200 năm từ Đắc Lộ thế-kỷ thứ 17 cho đến Ta-be thế-kỷ thứ 19. Hôm nay, Tâm Việt mời Quư Thính Giả đi vào vấn-đề chuẩn viết và chuẩn nói.

Người ngoại-quốc đến nước ta, hầu hết ai cũng lấy làm lạ là tiếng Việt là một tiếng khá thuần nhất từ Bắc chí Nam, từ ải Nam-quan cho đến mũi Cà-mau như h́nh ảnh ta hay dùng để mô-tả sự thống nhất của tiếng Việt trên một dải non sông gấm vóc kéo dài trên gần 2000 cây số. Nói thế không có nghĩa là chúng ta không có những dị-biệt, đôi khi rất lớn về cách phát âm, và những từ ngữ mà nghe ra ta biết ngay là người đang đứng trước mặt ta là thuộc về địa-phương nào. Khác với tiếng Trung-hoa, tiếng Việt không có những phương-ngữ khác nhau tới độ hai người nói hai phương-ngữ, tỷ như tiếng Quảng-đông hay Triều-châu và tiếng Quan-thoại, sẽ hoàn-toàn không hiểu nhau.

Như vậy, tiếng Trung-hoa chỉ là một tiếng thuần nhất trong cách viết thôi c̣n nếu ta bằng vào lối nói, cách phát âm th́ tiếng Trung-hoa chính thật là năm ba tiếng khác nhau. Nói theo ngôn từ của các nhà ngôn-ngữ-học th́ hai tiếng như Quảng-đông và Bắc-kinh là hai tiếng không hiểu được nhau, “mutually unintelligible” trong tiếng Anh. Ở Việt-nam, một người Bắc có thể thấy tiếng Trung, tiếng Huế hay tiếng Quảng, khó nghe nhưng chỉ cần chăm chú một chút là vẫn có thể hiểu được nhau. Do đó nên tiếng nước ta được các nhà ngôn-ngữ-học gọi là một sinh-ngữ đồng nhất, “homogen-eous” trong tiếng Anh, được định nghĩa như là “mutually intelligible,” các địa-phương có thể hiểu nhau được.

Chính nhờ vậy nên chữ viết của chúng ta tương-đối thuần nhất, so với ngay cả những tiếng được coi là rất tân tiến ở trên thế-giới như tiếng Pháp, tiếng Đức hay tiếng Anh, tiếng Nga. So với tiếng Anh, nhiều người, nhất là người Việt, cho rằng chữ Quốc-ngữ đi đôi hoàn-toàn với cách đọc, cách phát âm của chúng ta. Đây có lẽ là một sự ngộ-nhận, cũng như nhiều người ngộ-nhận cho rằng tiếng Pháp nói thế nào viết thế ấy, nhất là so với tiếng Anh. Sự thực không hẳn thế.

Chẳng hạn, tên nước tên người của chúng ta được viết là “Việt Nam” nhưng có phải tất cả chúng ta đều đọc chữ “v” là /v/ đâu. Nếu có người đọc là /v/ th́ cũng lại có người, nhất là người miền Nam, dễ đọc thành /bz/, thành /bziệc nam/ hơn là /việt nam/. Trong trường-hợp đó, khó ḷng mà ta có thể nói là mẫu-tự “v” ở đầu và mẫu-tự “t” ở cuối chữ “việt” diễn-tả đúng phát âm của người miền Nam.

Có người sẽ nói, “A nhưng trong trường-hợp này, người Nam đọc sai / hay ít nhất cũng không phải là chuẩn!” Vấn-đề chính bắt đầu ở đây, ở cách nh́n này. Nếu ta bảo người Nam hay người Trung đọc sai, không chuẩn th́ sẽ có trường-hợp người Bắc không đọc đúng để phân-biệt “tr” với “ch” hay “s” với “x.” Trong trường-hợp đó, phải chăng ta có thể nói được rằng người Nam hay người Trung đọc “chuẩn hơn” c̣n người Bắc đọc không chuẩn? Đó là một vấn-đề, song vấn-đề to hơn nữa là dựa vào kinh-nghiệm ấy th́ ta lấy được tiếng nào làm chuẩn và tiếng nào là không chuẩn?

Hay “chuẩn” là theo chữ viết để rồi ta có một thứ tiếng “ba rọi,” nghĩa là chuyện hỏi ngă, chẳng hạn, th́ theo tiếng Bắc, rồi các âm đầu th́ lại theo tiếng Trung hay tiếng Nam? Vả lại, trong hầu hết các thứ tiếng trên thế-giới, bao giờ người ta cũng lấy tiếng nói, cách phát âm làm chuẩn, ít khi thấy có nước nào lại lấy chữ viết làm chuẩn để rồi bắt tiếng nói phải đi theo.

Chính v́ thế mà khi huấn luyện về thanh-nhạc, một số giáo-sư âm-nhạc miền Bắc đă làm một chuyện vô cùng lầm lẫn là bắt các ca-sinh phải phát âm “r” hay “s” thật cong lưỡi để thành vô cùng nặng nề, nghe chói tai và có người nói là “không ngửi được.” Cũng tựa như ca vọng cổ mà lại không phát âm theo tiếng nói của miền Nam, đ̣i phải rạch ṛi hỏi ngă hay âm cuối phải phân-biệt “n” và “ng” th́ người ta sẽ cười cho bằng chết. Cũng may là nếu ta theo dơi các đĩa hát hay băng nhạc ở trong nước, ta có thể thấy được ngay là sau này, cái nạn nói “r” và “s” thật nặng đă biến mất từ lúc nào không ai biết, không ai hay.

Chính v́ những sự hiểu lầm đó mà bao nhiêu hội-nghị về “chuẩn-hóa” tiếng Việt đă không thành công. Bàn lên tán xuống một hồi, mọi người đi về nhà th́ đâu lại vào đó, ông nói gà, bà nói vịt, ù ù cạc cạc, chẳng ai bảo được ai. V́ sao? V́ không có cái ǵ sống động cho bằng tiếng nói của con người. Chữ viết, nếu có, th́ phải đi theo tiếng nói chứ không thể bắt tiếng nói đi theo chữ viết được!

Đó là chưa kể, sức sống hay sinh-lực của một ngôn ngữ thường ít nhiều đi theo sức mạnh kinh tế và nhất là sức mạnh văn-hóa của từng vùng. Nếu trong thời Trung-đại, tiếng Provenẫal ở Pháp mạnh hơn tiếng Pháp ở Ile de France, tức là vùng Paris sau này, th́ đó là v́ miền Nam nước Pháp lúc bấy giờ có một nền văn-hóa rực rỡ nên nhiều người muốn bắt chiếc. Cũng tương-tự, gần đây ta nghe thấy báo chí trong nước than là tiếng Việt miền Nam tràn ra Bắc, lên cả những nơi hẻo lánh ở biên-thùy như Lạng-sơn hay Cao-bằng, th́ đó cũng là v́ sức sống của kinh tế miền Nam khi nhiều nhà buôn miền Nam đi lên đến tận vùng cực-bắc của đất nước để sang cả bên Tàu làm ăn buôn bán trao đổi. Trường-hợp đó không lạ là những tiếng như “ly” lại thay “cốc” hay “chén” lại thay “bát” ngay trong những quán ăn hay quán nước gần biên-giới Hoa-Việt. Đây là một quá-tŕnh không ai có thể ngăn cản được và công việc của người nghiên cứu ngôn ngữ không phải là dựng những nút chặn hay rào cản mà chỉ nên là ghi nhận những sự đổi thay theo thời-gian hay theo địa-phương của tiếng nói dân-tộc mà thôi.

 

Thế nào là chuẩn?

Tâm Việt

Hăy bấm vào đây để nghe chương tŕnh này

Trong mấy ngày qua, chúng ta đă duyệt lại sự du nhập mẫu-tự la-tinh và quá-tŕnh “thuần-hóa” của nó qua mấy thế-kỷ để hôm nay thành chữ viết “Quốc-ngữ” của chúng ta. Chúng ta đă thấy là tiến-tŕnh chuẩn-hóa tiếng Việt không đơn giản và mất hơn 300 năm mới thành tiếng Việt hiện-đại. Hôm qua, chúng ta cũng đă bàn vấn-đề chuẩn viết và chuẩn nói, hai cái khác nhau và không nhất thiết ăn khớp với nhau. Hôm nay, Tâm Việt mời Quư Thính Giả đi vào vấn-đề định nghĩa “thế nào là chuẩn?”

Vấn-đề chuẩn trong tiếng Việt và nhất là cách viết thỉnh thoảng lại được nêu ra, đưa đến những cuộc tranh căi tưởng như bất tận. Nếu ta ôn tồn nói chuyện với nhau th́ là một lẽ, rất nhiều khi trong khi thảo-luận ta trở nên chủ-quan và nghĩ là người khác hoặc chậm hiểu hoặc ngoan cố đ̣i giữ cho được một lập-trường không đúng ư của ḿnh, rồi sửng cồ căi vă, lớn tiếng gây gổ với nhau. Nếu ta ném thêm vấn-đề chính-trị vào trong đó th́ lời lẽ đôi khi trở nên rất nặng nề, đụng chạm.

Vậy có lẽ ta nên định nghĩa trước để xem có thể đồng-ư, hay c̣n gọi là nhất trí, được với nhau về thế nào th́ xem là “chuẩn” không?

Chúng ta nghe, có những người đôi khi rất bực dọc về những vấn-đề như sau ở trong tiếng Việt viết: “i ngắn” “y dài” “tr-” hay “ch-,” “x-” hay “s-” ở đầu một từ “-c” hay “-t” ở cuối một âm-tiết có nguyên-âm ngắn dấu hỏi dấu ngă gạch nối hay không gạch nối vấn-đề viết hoa v.v.

Nhưng cùng những người phiền hà về một / hay hơn một / trong những cặp vấn-đề nêu trên lại rất thản-nhiên khi thấy người th́ viết “trời” người th́ viết “giời,” người th́ viết “dục” (“dê” trên) người th́ viết “giục” (“giê-i”) v.v. Thôi th́ đủ cả, làm sao phân-biệt được ai đúng ai sai khi ta viết “bánh đa ḍn” (“dê” trên) trong khi tiếng cười th́ lại “ṛn ră, ṛn tan” với “e-rờ”?

Rôài th́ nhiều chữ ngày xưa viết khác, bây giờ lại có khuynh-hướng viết khác, tỷ như: Trước kia, “gịng sông” hay “gịng giống” phần lớn viết “giê-i” sau này lại có khuynh-hướng viết “dê trên.” Trường-hợp chữ “giải” như trong “Giải khăn sô cho Huế” của Nhă Ca cũng vậy, giờ đây ở trong nước có khuynh-hướng viết “dê-trên dải.” Rồi chữ “dây” cũng vậy. “Nhà giây thép” xưa kia bao giờ cũng viết “giê-i,” bây giờ lại có khuynh-hướng viết “dê trên.”

Vẫn biết, lối giải thích là tất cả những chữ viết với “dê trên” đều bắt nguồn từ cách viết chữ Nôm của ta ngày xưa: “Ḍng” dê-trên v́ chữ Nôm dùng âm-phù “dụng.” “Dải” dê-trên v́ chữ Nôm viết với chữ “đái” hay “đới,” cùng âm-phù dùng để viết chữ “dưới” trong chữ Nôm. Vậy nếu “dưới” dê-trên th́ “dải” cũng phải dê-trên. “Dây” sở dĩ phải viết dê-trên v́ trong cách viết chữ Nôm, âm-phù là “di” như trong “man di mọi rợ.”

Song nếu ta quyết-định và chủ-trương như vậy th́ ta đi ngược hai nguyên-tắc của chính-tả: Một là quan-niệm khá phổ-biến là chính-tả Việt Nam đi khá gần cách đọc. Ta đọc thế nào ta viết thế ấy. Nếu phụ-âm đầu của chữ “già” giống phụ-âm đầu của chữ “gịng” th́ có lẽ “gịng” nên viết giê-i. Hai là đ̣i hỏi người viết tiếng Việt ngày hôm nay phải biết chữ Nôm viết ra làm sao / để quyết-định chính-tả đời nay là một đ̣i hỏi quá đáng, không thực-tế. V́ nhiều khi đến ngay thầy giáo c̣n chẳng biết chữ Nôm th́ làm sao đ̣i hỏi được người học tṛ biết được để mà quyết-định?

Đó là chưa kể, do sự biến đổi ngữ-âm, một tiếng gốc có thể chuyển sang thành hai h́nh-dạng khác nhau trong tiếng Việt ngày nay: Ở trên ta đă đưa ra trường-hợp hai chữ “giời” và “trời.” Ta c̣n có thể kể thêm rất nhiều những trường-hợp tương-tự: Chữ “truyện” của Trung-hoa biến thái thành “truyện” tê-e-rờ như trong “truyện Nôm, Truyện Kiều” song cũng lại biến đổi cách đọc, cách phát âm để thành “chuyện” xê-hát như trong “nói chuyện, kể chuyện.” Chữ “truyền” cũng thế, sang tiếng ta đổi thành “truyền” tê-e-rờ như trong “truyền-thông” nhưng lại thành “chuyền” xê-hát như trong “chơi chuyền” hay “chuyền cho nhau.”

Một cuốn từ-điển chính-tả của Việt Nam, muốn đầy đủ, phải tôn trọng hết cả những h́nh-thái đổi thay như vậy. Không có cách nào ta có thể bảo chỉ “truyện” tê-e-rờ là đúng mà “chuyện” xê-hát là sai, hoặc “trời” mới đúng c̣n “giời” là sai. Chính v́ vậy mà cuốn Từ điển Chính tả của Hoàng Phê mới phải quay ra cách nói, lối viết này thông-thường hơn lối viết kia, chứ không thể quyết-định được đằng nào đúng hơn đằng nào.

Làm như vậy, có người sẽ trách ta là theo tương-đối-chủ-nghĩa, một điều rất khó áp-dụng cho một khung cảnh dạy học hay giáo-khoa. Học tṛ cần biết, và thầy giáo cần khẳng-định. Nhưng khẳng-định quá, khẳng-định khi không thể khẳng-định được th́ đôi khi lại là sai, là lệch lạc. Ai dám bảo trong ba chữ sau đây, chữ nào đúng hơn chữ nào: Chữ “ni” của miền Trung Chữ “này” của miền Bắc, và Chữ “nầy” của miền Nam?

 

Vậy theo chuẩn nào?

Tâm Việt

Hăy bấm vào đây để nghe chương tŕnh này

Trong sáu bài mà Đài ACTD đă cho đi về vấn-đề “chuẩn trong một ngôn ngữ,” như áp-dụng vào trong tiếng Việt, chúng ta đă trông ra hết cả cái nhiêu khê của vấn-đề này. Thế không có nghĩa là một ngôn ngữ không có chuẩn hay ngữ-pháp riêng của nó, thế lại càng không có nghĩa là chữ viết không có chuẩn hay chính-tả của nó. Có, nhưng v́ đó là một vấn-đề không đơn giản nên một câu trả lời đơn sơ quá đôi khi không đủ sức thuyết phục. Trong bài cuối loạt bài này về vấn-đề “chuẩn” trong ngôn ngữ, Tâm Việt xin gợi ư một số hướng suy nghĩ để may ra ta đến được một sự đồng-thuận ít nhất được đa-số chấp nhận.

Tới đây, có lẽ ta thấy vấn-đề “chuẩn” không c̣n đơn giản. Người ta thích tranh căi chung quanh một vài vấn-đề như “sử dụng” ét-x́ hay “xử dụng” ích-x́, “chia xẻ” ích-x́ hay “chia sẻ” ét-x́, hoặc vấn-đề “i ngắn, y dài” mà nhiều người đă tưởng là giải-quyết được một cách ổn thỏa. Trong khi đó th́ cùng những người đó lại không hề thấy bực bơ hay đặt vấn-đề ǵ khi th́ thấy người này viết hay nói “nhời” thay cho “lời,” “nhạt nhẽo” hay “lạt lẽo” đều thấy có giá trị như nhau, “lợt lạt” hay “nhợt nhạt” th́ đều cùng là một màu, một nghĩa cả. Thế cho nên có lẽ không cần thiết là ta phải gây gổ với nhau nếu người này viết “sử dụng” ét-x́ mà người khác lại viết “xử dụng” ích-x́ dù như cách đọc, cách phát âm trong phần lớn trường-hợp đều giống nhau.

Căi nhau giữa “sử dụng” ét-x́ và “xử dụng” ích-x́ có lẽ cũng đều vô bổ như căi nhau cách viết chữ /kí/ thế nào cho đúng: “kờ i ngắn sắc” hay “kờ y dài sắc” v́ “y dài” hay “i ngắn” th́ cũng vẫn phát âm giống hệt nhau: /kí/. Có người sẽ nghĩ và, cũng có thể, nói: “Thế th́ Ổba phảiỖ quá đi thôi!”

Vâng, quả có “ba phải” nhưng ta thử nghĩ xem: Vấn-đề có đủ lớn để ta đánh nhau vỡ đầu về chuyện này không? Tệ hơn nữa, đôi khi v́ chữ “i ngắn, y dài” mà đâm ra thóa mạ nhau, coi đó là một chuyện chính-trị, như tôi đă từng được nghe một người cho Giáo-sư Nguyễn Đ́nh Ḥa là “cộng-sản” chỉ v́ ông chủ-trương viết “i ngắn” trong phần lớn trường-hợp. Thậm chí có người lại c̣n bịa đặt, cho là những người như G.S. Ḥa chủ-trương viết “thúy” thành “thúi” hay “húy” thành “húi.”

Là một nhà ngữ-học hàng đầu của Việt Nam trước khi ông ra đi cách đây ít năm, chắc chắn G.S. Nguyễn Đ́nh Ḥa không thể là con người dốt nát như vị kia nghĩ. Ông lại càng không phải là “cộng-sản” chỉ v́ ông chủ-trương viết “i ngắn” trong đa-số trường-hợp mà ta có thể chọn được giữa “i ngắn” và “y dài.” Sở dĩ ông có lập-trường như vậy là v́ cả một đời, ông đă làm nghề đi dạy tiếng Việt cho người ngoại-quốc, do đó nên để giải quyết sự phân vân của học tṛ người nước ngoài, ông đến một kết-luận: Nếu ta viết được /kí/ cả bằng “y dài” lẫn “i ngắn” th́ chi bằng bảo với học tṛ, trường-hợp như thế cứ viết “i ngắn” anh chị cũng sẽ không sai đâu. Thế thôi!

Chứ c̣n chuyện “i ngắn, y dài” này th́ cũng dài như chuyện nhân-dân tự-vệ ở miền Nam trước kia, hay như ta nói ngày nay, cũng dài như chuyện công-an phường khóm của Việt Nam hôm nay vậy! Một trong số báo Talawas, một tạp-chí điện-tử do mấy nhà trí-thức Việt Nam chủ-trương trong mấy năm qua, một trong số báo đó gần đây cũng đă nghiên cứu vấn-đề và cho biết là từ năm 1934, nghĩa là lúc bấy giờ chưa có bao nhiêu người cộng-sản ở Việt Nam, những người lo về học-chính ở Đông-dương cũng đă kêu họp nguyên một hội-nghị về vấn-đề “i ngắn, y dài” này. Kết-quả cũng như ngày nay, nghĩa là không dễ ngă ngũ trong một số trường-hợp, do đó nên đến thời ông bộ-trưởng bộ Giáo-dục Hoàng Xuân Hăn trong chính-phủ Trần Trọng Kim từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945, người ta lại phải tiếp-tục đặt ra vấn-đề này dù như cụ Hăn, cũng như ông Ḥa sau này, ngả về cách dùng “i ngắn” nhiều hơn. Rơ ràng những người trên đây không phải là “cộng-sản” và đặt vấn-đề “i ngắn, y dài” như một vấn-đề “cộng-sản, Quốc gia” là một chuyện vô lư hoàn-toàn. Nhiều người coi chuyện “chuẩn” là một vấn-đề khoa-học hay duy lư thuần-túy. Điều này cũng không hoàn-toàn đúng v́ ngôn ngữ không bao giờ là một khoa-học hay chuyện thuần-túy duy lư. Trong tiếng Anh, người Mỹ chủ-trương để cái chấm câu ở bên trong cái ngoắc ngoắc khi ta dẫn lời của một người nào, người Anh lại chủ-trương để ở ngoài. Ai phải, ai trái trong vấn-đề này thật khó định! Không lẽ Mỹ-Anh nên túm cổ mà nện nhau chỉ v́ vấn-đề này sao?

Ngược lại, ngôn ngữ là thói quen dù như đi vào chi-tiết hay nội-dung đôi khi ta thấy khá khôi hài. Ở Việt Nam ngày trước ta nói “thuế đoan” v́ dựa vào tiếng Pháp, rồi ta nói “quan-thuế” v́ cho thế là đỡ ba rọi, sau này người CS theo Trung-quốc gọi là “hải-quan” dù rất nhiều trường-hợp không thấy đâu là “hải” nghĩa là “biển” cả. Tỷ-dụ, trạm “hải-quan” ở Lạng-sơn hay Tây-ninh, hoặc khôi hài hơn nữa, “Hải-quan” ở trường bay Tân Sơn Nhất! Song nếu người ta dùng măi th́ cũng thành quen và không c̣n ai đặt thành vấn-đề nữa!

Chúng ta thấy có những đề nghị xem ra khá hợp lư như trong cả đời của ông, ông Hồ Chí Minh viết “z” [“zét”] thay cho “dê trên” hay “giê-i” và “f” [“ép-phờ”] thay cho “ph-” [“pê-hát”], vừa gọn vừa dễ hiểu. Vậy mà sao đến nay, nước CH-XHCN-VN vẫn chưa xem đó là chính-tả đáng noi theo? Phải chăng, cũng như chuyện “i ngắn, y dài” đây là vấn-đề thói quen và đă thành thói quen th́ nó lại thành truyền-thống, mà một truyền-thốngỞnghĩa là có rất nhiều người làm theoỞth́ lại rất khó bỏ.

Xét cho cùng, có lẽ chỉ có một quy-luật mà ta nên theo trong những trường-hợp hăy c̣n dị-biệt trong tiếng hay chữ viết nước ta, đó là: ta cần nhất-quán, trước sau như một. Có nghĩa là nếu ta đă chọn cách viết nào th́ ít nhất ta, như một tác-giả, nên giữ cách viết đó cho thống nhất, trong cùng một bài báo hay cùng một cuốn sách. Ta nên tránh viết, ở trang 3 chẳng hạn, “Việt Nam” thành hai chữ tách rời, viết hoa cả hai, rồi một hai trang sau, lại viết cùng tên nước đó thành hai chữ có gạch nối ở giữa và chỉ có “V” hoa c̣n “nam” th́ không, rồi sang trang khác, như đôi ba người chủ-trương, lại viết cả hai chữ không hoa nếu đó là một tính-từ. Hoặc tránh viết, nửa bài đầu th́ có gạch nối nửa bài sau lại không, trông sẽ “dị lắm.”