Đặc sắc lễ hội xuân Thăng Long - Hà Nội

Múa rồng, rước kiệu, rước trâu và diễu hành trên đường phố là những tiết mục độc đáo trong số các hoạt động tại lễ khai mạc Lễ hội xuân Thăng Long - Hà Nội vừa diễn ra chiều 29/1 (mùng 4 Tết) tại công viên Lý Thái Tổ.
> Ngộ nghĩnh múa lân ngày Tết

Màn múa Rồng khai mạc lễ hội tại chân tượng đài Vua Lý Thái Tổ.
Một số tiết mục ca múa nhạc mừng xuân Kỷ Sửu.
Nghi lễ rước kiệu và mô hình biểu tượng cho năm con trâu của quận Thanh Xuân.
Hình tượng ông Địa biểu tượng cho sự sung túc.
Hổ vằn, biểu tượng của sức mạnh. Một tiết mục biểu diễn của đội xã Phù Đổng.
Thiếu nữ trong trang phục dân tộc thể hiện màn múa sinh tiền.
Nghi thức quay kiệu của đội xã Phù Đổng.
Hình tượng voi xung trận của đội quận Hai Bà Trưng.

Hoàng Hà

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ

Sáng 29/1 (4/1 âm), nghi lễ rước pháo tại làng Đồng Kỵ đã diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về. Lễ hội là dịp tưởng nhớ tướng Thiên Cường về làng chiêu quân giúp vua Hùng đánh giặc. VnExpress.net ghi lại một số hình ảnh.

Giã bột làm bánh dày cúng lễ hội.
2 quả pháo dài 6,5 m, đường kính 60 cm, trên đường rước ra đình Đồng Kỵ làm lễ.
Quan đám làm thủ tục tung hô.
Pháo trên đường vào đình, mỗi quả cần hơn 20 thanh niên đã được tuyển chọn để khênh.
Người dân nô nức.
Nhiều trò cờ bạc diễn ra tại lễ hội.
Đan xen với lễ rước pháo là tiết mục hát quan họ Bắc Ninh trên thuyền.
Các thanh niên trai tráng trong làng cởi trần tham dự lễ hội.
Lễ rước quan đám kết thúc lễ hội, đây là nghi lễ tôn sùng 4 người đàn ông được phong quan đỏ ( 51 tuổi, có uy tín trong làng, đức độ, gia đình êm ấm, không chịu cảnh tang gia hay vận đen đủi).

Hoàng Hà

Tưng bừng lễ hội Gò Đống Đa

Hình ảnh 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi -Đống Đa của Vua Quang Trung được tái hiện qua các tiết mục ca múa nhạc, kịch tại lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội) sáng 20/1 (mùng 5 Tết).

Đại biểu và người dân lần lượt lễ dâng hương tại tượng đài Vua Quang Trung.
Đôi Rồng tiến vào lễ đài.
Nghi lễ rước kiệu Vua Quang Trung.
Múa Rồng, hình tượng thiêng liêng của người Việt.
Các tiết mục múa tượng trưng cho mùa xuân.
Màn kịch tái hiện cảnh người dân xưa dưới ách thống trị của quân xâm lược.
Nguyễn Huệ ra sức luyện binh quyết đánh đuổi kẻ xâm lăng..
Tái hiện cảnh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Chiều 5 tháng 1 (âm lịch) năm Kỷ Dậu (30-1-1789), Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long. Quân địch chôn thây trong bùn lầy, lớp bị voi chà.
Vua Quang Trung cùng công chúa Lê Ngọc Hân và cành đào đón Tết trong niềm vui chiến thắng.
Nhiều tiết mục xiếc đặc sắc kết thúc lễ hội.

Hoàng Hà

Đua thuyền mừng xuân trên đầm Trà Ổ

Từ sáng sớm, các chàng trai huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, đã đem thuyền của mình đến đầm Trà Ổ. Sau hiệu lệnh xuất phát, các tay chèo lao vào cuộc trong tiếng hò reo của khán giả khiến không khí lễ hội mùng 2 Tết thêm phần sôi động.
> Hội đua thuyền ngày xuân trên đầm Trà Ổ

Đưa thuyền đến đầm Trà Ổ.
Hạ thủy trước giờ thi đấu.
Sẵn sàng vào cuộc ...
...ra sức chèo sau tín hiệu xuất phát.
Hàng nghìn khán giả tập trung cổ vũ bên bờ. Nhiều người thậm chí chèo thuyền xuống đầm để ủng hộ tinh thần.
Các vận động viên vung chèo hướng về đích.
Cờ Tổ quốc tung bay trên thuyền của đội chiến thắng.

Nguyễn Văn Tố

Người Sài Gòn nô nức vui xuân

Sáng mùng 3 Tết, các khu vui chơi ở Sài Gòn quá tải khi dòng người ùn ùn kéo đến để thưởng ngoạn không khí ngày xuân. Nhiều lễ hội cũng được các khu du lịch tái hiện để đón chào du khách.

Phòng vé các khu vui chơi trở nên đông đúc so với ngày thường.
Bố dắt con, anh nắm tay em đi thưởng ngoạn không khí ngày xuân.
Khán giả chật kín tại khu vực tái hiện Sơn Tinh - Thủy Tinh ở Khu du lịch Suối Tiên sáng mùng 3 tết.
Đu quây, đạp vịt... thu hút nhiều trẻ nhỏ.
Du khách được các vị thần ban lộc xuân.

Khắc Triệu

Khoai mỡ khổng lồ nặng 52 kg

Hai củ khoai mỡ nặng 52 kg mỗi củ của lão nông Võ Thành Nhơn (56 tuổi, thành phố Cao Lãnh) đã được Trung tâm Văn hóa tỉnh Đồng Tháp trưng bày dịp Tết để người dân thưởng ngoạn.

Ông Nhơn đã có thâm niên vài chục năm trồng khoai mỡ. Năm nào cũng vậy, mỗi vụ ông thu hoạch hơn một tấn khoai, đủ trang trải cuộc sống gia đình. Khoai mỡ ông Nhơn trồng được tiếng là thơm, ngon, lại to.

Khoai mỡ
Lão nông Võ Thành Nhơn bên củ khoai mỡ nặng 52 kg.

Những củ khoai mỡ to, nặng bình quân 10-20 kg mỗi củ, được ông trồng theo các gốc cây sao trong vườn nhà. Năm 2005, ông Nhơn từng trồng được củ khoai mỡ nặng 45 kg và mang trưng bày tại Hội chợ Thương mại ở Cao Lãnh.

(Theo Người Lao Động)

Sắc xuân trên cao nguyên Mộc Châu

Lên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) thời gian này, bạn không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ và những điệu múa xòe quyến rũ.
> Vẻ đẹp mùa xuân trên sông Hậu

Những cánh đào khoe sắc giữa núi rừng Tây Bắc.
Hai đứa trẻ bản Lóng Luông, huyện Mộc Châu nghịch ngợm với má đỏ hồng hây hây.
Những chiếc váy xanh ngát của người Mông được phơi ở những bờ giậu trước hoặc sau nhà.
Lộc non bắt đầu đâm chồi...
Cánh đồng hoa cải trắng khoe sắc trên những triền đồi.
Nụ cười hồn nhiên của người dân vùng cao.
Bà con mở hội mừng mùa xuân mới đang về. Những điệu múa, tiếng khèn vang khắp núi rừng.
Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi...
Những gương mặt háo hức trong ngày hội bản Lóng Luông, huyện Mộc Châu.
Ánh mắt ngỡ ngàng, đôi môi chúm chím của những em bé vùng cao.
Trèo cây xem hội.
Những cành đào rừng được chở về miền xuôi để mang sắc núi rừng đi tô điểm cho khắp mọi miền.

Hoàng Phương

Diễn nghệ thuật dọc tuyến đường trung tâmSài Gòn

Trong tiếng trống tưng bừng nhộn nhịp, đoàn múa lân diễu hành biểu diễn màn nhào lộn và những chú rồng vươn mình múa lượn trước cửa những khách sạn lớn tại trung tâm Sài Gòn. Hàng trăm người dừng chân chiêm ngưỡng khiến đường phố ngày đầu năm càng trở nên nhộn nhịp.

Sau khi biểu diễn ngoài trời dọc các đường phố, những chú lân sư rồng nhào thẳng vào bên trong những khách sạn lớn khua chiêng gõ trống trong sảnh lớn ngay cửa đi vào với ý nghĩa xông đất mang đền những điều may mắn trong năm. Ngoài ra còn có những tiết mục văn nghệ truyền thống, xiếc, tung hứng... Đây là chương trình "Door show" (biểu diễn trong và ngoài tiền sảnh khách sạn) do Saigontourist sẽ tổ chức tại các khách sạn lớn tại các trục đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi... từ ngày 29 Tết đến mùng 4 Tết.

Cờ trống chuẩn bị cho lân sư rồng biểu diễn.
4 chú lân dương mình trước khách sạn Rex trên đường Nguyễn Huệ.
9 nghệ sĩ nhí đu mình quay tròn trên không.
liljkll;
Trong tiếng trống hùng hồn, đoàn lân sư rồng lao thẳng vào bên trong đại sảnh của khách sạn.
jukhjkhk
Chú rồng uốn mình trước cổng ủy ban quận 1 để xông đất đầu năm.
Nghệ sĩ nhí diễn xiếc trên chiếc cột trước tòa nhà khách sạn Sheraton
Du khách nước ngoài thích thú xem chú lân đi trên bóng.
klkjljkljkljkl
Màn nhào lộn.
hgjkhkjhkh
Chú lân nhí múa cờ trên cây cột cao 10m trước khách sạn Sheraton.

Hải Duyên

Sắc xuân ở vùng núi phía Bắc

Xuân về, trong làn sương mờ ảo, Lào Cai, tỉnh vùng cao biên giới phía bắc của tổ quốc bừng sáng lên trong sắc hoa đào rừng. Cũng giống như mọi miền tổ quốc, người dân nơi đây đang háo hức đón Tết Kỷ Sửu.
> Xuân về ở vựa hoa lớn nhất Nam bộ
Trong làn sương mờ ảo, hoa đào làm bừng sáng núi Cô Tiên, huyện Bắc Hà.
Sắc hoa đào trong Đồn biên phòng Pha Long, huyện Mường Khương.
Khác với hoa đào Sapa giá đắt, hoa đào Mường Khương giá tối đa chỉ 50.000 đồng một cành.
Mê đắm sắc đào Sapa, nhiều du khách cất công lên mua hoa về trang hoàng ngày Tết.
Chị em người Hmông đi sắm Tết.
Người Trung Quốc mang hàng Tết sang bán ở phố huyện Mường Khương.
Gia đình nhà thơ Pờ Sảo Mìn dân tộc Pa Dí mổ lợn đón Tết.
Trẻ em dân tộc Tu Dí chơi đánh quay, trò chỉ được chơi trong dịp Tết.
Nhiều bạn trẻ tranh thủ dịp nghỉ Tết để thám hiểm đỉnh núi Phan Xi Păng, cao 3.143 m.

Mã Anh Lâm

Tết của các dân tộc ít người

Với hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa. Xuân về, mỗi dân tộc có phong tục riêng. VnExpress.net giới thiệu hình ảnh đón xuân của người dân Thu Lao, Hà Nhì và Xa Phó.

Là một chi nhỏ thuộc nhóm Tày - Nùng, dân tộc Thu Lao hiện chỉ có vài trăm hộ cư trú nơi rừng sâu dọc dải biên cương phía Bắc thuộc huyện Mường Khương, Lào Cai. Mỗi dịp Xuân về và cứ đến mùng 2/2, mùng 2/6 âm lịch, người Thu Lao tổ chức lễ cúng rừng, cầu 4 vị thần che chở, giúp đỡ dân làng, mùa màng sinh sôi, con người khoẻ mạnh.

Theo quan niệm của người Thu Lao, có 4 vị thần gồm: thần đất, thần sức khỏe của các loại sinh vật, thần quản lý các loài thực vật và thần trông coi việc nắng mưa gió bão. Khi cúng rừng, người Thu Lao dâng lễ cúng sống lần một, dâng cúng lễ chín lần hai. Thầy cúng đốt 3 nén hương cắm ở giữa và cầu khẩn các vị thần phù hộ cho dân bản và đất nước.

Người Hà Nhì là một bộ phận của dân tộc Để Khương xưa kia ở phương Bắc di cư về vùng cực Bắc Việt Nam. Ngày nay người Hà Nhì định cư ở khu vực Ý Tý (thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Dân tộc này có bản sắc văn hoá rất độc đáo, trong đó có phong tục ngày Tết.

Ngày Tết là hoạt động tổng kết quá trình lao động sản xuất trong năm, nghỉ ngơi vui vẻ. Các gia đình dâng lễ vật cúng tổ tiên để cầu mong năm mới người yên vật thịnh, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Cái Tết là hoạt động quan trọng nhất của người Hà Nhì, các lễ thức diễn ra trong suốt 3 ngày. Phạm vi và quy mô tổ chức theo từng làng, dòng họ, gia đình.

Tết đến nhà nào nhà ấy đều mổ lợn to, trước là để làm lễ vật dâng cúng tổ tiên, sau là tổ chức ăn uống vui vẻ giao lưu thể hiện tính đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ. Nghi thức thờ cúng tổ tiên diễn ra liên tục trong 3 ngày từ ngày Tỵ và kết thúc vào ngày Mùi.

Từ những ngày cuối năm, tất cả gia đình người Xa Phó đều tràn ngập không khí chuẩn bị lễ vật trong năm mình làm được để dâng cúng tổ tiên. Các bà, các cô tất bật gói bánh chưng (bánh gói dài), buộc 3 lạt cân đều nhau. Có hai loại bánh chưng, loại trắng có nhân đỗ và loại bánh tro được làm từ than bột của cây lúc lắc (bánh màu tro đen). Khi luộc, bánh được buộc thành từng cặp trông rất đẹp mắt.

Cùng với việc chuẩn bị lợn, rượu, hoa quả… và các thứ cần thiết khác, chị em phụ nữ Xá Phó ngày đêm miệt mài làm quần áo mới cho các thành viên trong nhà để mặc trong dịp Tết. Còn chủ nhà và các con trai vào rừng bẫy chuột để dâng cúng tổ tiên, thần đất sáng mùng 1 Tết.

Dưới đây là hình ảnh đồng bào dân tộc ít người ở Lào Cai đón Tết.

Thầy cúng người dân tộc Thu Lao hành lễ.
Sau khi cúng, dân làng chúc rượu thầy trong rừng thiêng.
Các thiếu nữ dân tộc Xa Phó thêu áo mới đón xuân.
Chị em Xa Phó bắt cá suối để cúng Tết.
Người Hà Nhì hát dân ca mừng Tết.
Trẻ em Hà Nhì mặc áo mới đón Tết.
Trò chơi múa sư tử của người Hà Nhì.
Trò chơi Pa lu gư (nhảy dây) của trai gái Hà Nhì.

Mã Anh Lâm - Nguyễn Ngọc Thanh

Tưng bừng chợ hoa ngày 30 Tết

Thời tiết tại thủ đô lạnh 10 độ C không ngăn cản được niềm vui đón xuân khi chiều 30 Tết, người dân đổ về các trung tâm mua sắm hàng hóa chuẩn bị cho bữa cơm tất niên và đón năm mới. VnExpress.net ghi lại những hình ảnh này.
Chợ hoa Quảng An đông nghịt người cả ngày 30 Tết.
Phụ nữ người nước ngoài thích thú du ngoạn chụp ảnh.
Một bó hoa cúc vàng ngày cuối năm lên tới 50 ngàn một chục.
Những cành đào lẻ cũng góp phần làm tưng bừng sắc xuân ngoài phố.
Một trong số ít hàng hoa quả tại chợ Long Biên còn hoạt động. Những quả cam từ Hà Giang đang được khách hàng lựa chọn.
Chợ cóc vỉa hè phố Đội Cấn cũng nhiều màu sắc ngày cuối năm.
Một chị bán hàng phấn khởi khi bán được nốt những chiếc bánh chưng cuối cùng.
Gà sẵn nóng bốc hơi chờ khách, giá gà thịt sẵn tại chợ Đội Cấn 130 ngàn một kg.
Một góc nhỏ tại chợ Yên Phụ, nhiều người đi chợ chuẩn bị cho bữa cơm tất niên.
Xôi gấc đỏ là thứ không thể thiếu trên ban thờ đêm 30.
Tại chợ Nghĩa Đô, 100 ngàn một kg gà sống .
Dịch vụ thịt tại chỗ chợ Nghĩa Đô hoạt động hết công suất..
Phố Hàng Buồm nhiều màu sắc của bánh mứt kẹo ngày Tết.
Không chỉ bánh kẹo, tại đây còn có một cửa hàng bán gà, vịt quay.
Siêu thị dù không còn cảnh tấp nập nhưng vẫn mở cửa kinh doanh đón khách.

Hoàng Hà

Không khí xuân tràn ngập phố phường

Khu phố cổ Hà Nội rực rỡ câu đối, đèn lồng, bao lì xì, người dân chen chân sắm Tết. Bên cạnh đào, quất, những chậu mai vàng phương Nam cũng đang khoe sắc giữa thủ đô.
> Đào cổ thụ Sa Pa về xuôi/ Tấp nập hoa Tết miền Tây cập cảng Sài Gòn

Phố Hàng Mã rực rỡ trước Tết. Ảnh: Tiến Dũng.

Một tuần trước Tết, phố Hàng Mã, Lương Văn Can vốn đông đúc nay lại càng trở nên quá tải khi lượng người đổ về đây quá lớn. Các loại khánh, câu đối, đèn lồng, quả nhựa... được bán với giá từ vài nghìn cho tới cả trăm nghìn đồng. (Xem video tại đây)

Nằm cách đó không xa, phố Hàng Rươi với đủ loại hoa tươi, hoa giả cũng nườm nượp khách. Tuy nhiên, theo quan sát của VnExpress.net, dù có giá khá cao nhưng các loại hoa lụa, hoa nhựa, nụ tầm xuân được bán khá chạy trong khi hoa đào, hoa cúc lại có ít khách hỏi mua. (Xem video tại đây)

Niềm vui chọn được cây hoa ưng ý. Ảnh: Hoàng Hà.

Bên cạnh những loại cây truyền thống như đào, quất, cam canh, nhiều tuyến phố của Hà Nội cũng rực lên sắc vàng của những chậu mai Sài Gòn. Đào rừng Sa Pa cũng đổ về thủ đô. Trên đường phố tấp nập những chuyến xe chở chậu quất cảnh, đào cảnh từ Nhật Tân, Hưng Yên, Bắc Ninh. (Xem video tại đây)

Khánh Chi

Hà Nội cấm xe tải trọng lớn vào nội thành dịp Tết

Từ hôm nay đến hết 23/1 (28 tháng Chạp), Hà Nội cấm ôtô tải trên một tấn, xe khách trên 25 chỗ (trừ xe buýt, xe có phù hiệu ưu tiên) hoạt động trên các tuyến phố từ vành đai 2 trở vào. Thời gian cấm từ 6 đến 22h.

Theo công an thành phố, các loại xe chở hàng nông sản, thực phẩm nếu muốn lưu thông phải có giấy phép của Sở Giao thông Vận tải và Phòng cảnh sát giao thông, công an thành phố và không được hoạt động trong giờ cao điểm 6 - 9h và 16 - 19h chiều.

Bắt đầu từ hôm nay các loại xe trọng tải lớn sẽ bị hạn chế vào thành phố. Ảnh: Xuân Tùng.

Trong thời gian này, các xe tải sẽ đi theo hướng: từ quốc lộ 5, quốc lộ 3 đi các tỉnh phía Nam lưu thông qua cầu Thanh Trì; ôtô tải 2,5 tấn trở xuống đi qua cầu Chương Dương (không đi vào giờ cao điểm) theo đường Trần Quang Khải, Nguyễn Khoái, Minh Khai đến cầu Mai Động rẽ sang Tam Trinh ra quốc lộ 1A, 1B và ngược lại.

Xe các tỉnh phía Nam đi phía Bắc (qua cầu Thăng Long), từ Văn Điển lưu thông sang đường Phan Trọng Tuệ, đường 70 rẽ đi Láng - Hoà Lạc, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Cầu Thăng Long.

Đối với phương tiện từ cầu Thăng Long đi phía Nam lưu thông theo đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Mễ Trì, Lê Đức Thọ, Láng Hoà Lạc ra đường 70, quốc lộ 1A, 1B.

Trong những ngày giáp Tết, nạn tắc đường đang bùng phát tại Hà Nội. Nhiều tuyến phố thường xuyên ùn ứ ngoài giờ cao điểm.

Xuân Tùng

Tấp nập chợ hoa ven đô ngày áp Tết

Chiều 29 Tết, nhiệt độ xuống dưới 10 độ nhưng những cặp nam nữ vẫn dặt dìu đưa nhau về vựa hoa lớn ở ngoại thành (Mê Linh, Hà Nội) để chọn những bông ưng ý. Giơn, cúc chi, hồng đỏ cùng hoa ly năm nay tràn ngập chợ.
> Nhộn nhịp các chợ hoa Hà Nội
Bất chấp thời tiết giá lạnh, đôi bạn trẻ này vẫn đưa nhau về chợ hoa cách trung tâm HN cả chục cây số để lựa những bông ưng ý.
Năm nay, hoa giơn từ Đà Lạt mang ra tràn ngập chợ. Mỗi chục hoa này có giá từ 30.000 - 70.000 đồng.
Nụ cười nở trên môi khi chọn được loại hoa ưng ý. Anh thanh niên này bảo "Mình mộc mạc nên chọn loại Cúc chi này về chơi mấy ngày Tết..".
Ba thiếu nữ kẹp nhau đi lựa hoa đẹp chơi Xuân.
Để phục vụ người tiêu dùng, nhiều người có mặt ở chợ hoa từ 1 - 2h. Từ 25 Tết đến nay, chợ hoa này hoạt động đến 20h.
Hoa ly rực rỡ cũng được mang từ Đà Lạt ra khá nhiều.
Mỗi cành hồng lộc có giá 3.000 đồng. Người bàn háng này nói, năm nay hoa mất mùa do trận mưa kỷ lục xảy ra tại Hà Nội nên giá có cao hơn mọi năm.
Người đàn ông này phấn khởi khi chọn được loại hoa vợ dặn.
Người bán cũng thoải mái cười. Nếu như năm ngoái, loại hoa Violet có giá 5.000 đồng mỗi bó, nay tăng lên gấp 10 lần.
Hoa đắt, Loan, nữ sinh THCS cũng được huy động ra để giúp mẹ cắt, tỉa.
Cuối buổi chiều, những người buôn đánh xe ầm ầm đưa hàng sang nội thành bán.

Tuấn Anh

Hà Nội đêm đón mừng năm mới

Bất chấp giá lạnh dưới 10 độ C và chút mưa xuân đủ làm ướt áo, hàng nghìn người dân thủ đô vẫn đổ về quanh hồ Hoàn Kiếm đón giao thừa. VnExpress.net ghi lại những hình ảnh giữa thời khắc năm cũ và năm mới.
Hồ Hoàn Kiếm rực rỡ trước thời khắc chuyển sang năm Kỷ Sửu, đông đảo thanh niên xếp chỗ xem bắn pháo hoa từ sớm.
Dù giá lạnh, bé vẫn được bố mẹ cho đi Bờ Hồ đón giao thừa.
23h30, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục chật kín người chờ đón giao thừa.
Một nhóm thanh niên múa lân trên phố Đinh Tiên Hoàng.
Ba bố con anh Minh từ phố Lò Đúc cùng nhau lên tòa nhà cao nhất bên hồ Gươm thả đèn trời mừng năm mới.
Thời khắc giao thừa đến, những quả pháo hoa tầm cao được bắn lên giữa màn mưa phùn mịt mù.
Nhiều người chăm chú xem pháo hoa, tuy nhiên nhiều bông pháo không thể nhìn thấy do thời tiết xấu.
Muối, tượng trưng cho điều may mắn, được đóng gói đẹp mắt bán rong ngay khi năm mới vừa đến.
Cành cây và mía tím được người dân mang về lấy lộc đầu năm.
Đôi bạn trẻ tung tăng trong đêm với chùm bóng bay.

Hoàng Hà

Đường hoa Nguyễn Huệ đón hàng vạn người đêm khai mạc

Đêm 28 Tết (ngày 23/1), hàng triệu đóa hoa khoe sắc trên đường hoa Nguyễn Huệ, TP HCM, đón biển người cuồn cuộn đổ về tham quan. Nhiều du khách tranh thủ ghi lại khoảnh khắc thú vị trước thềm năm mới.

"Từ nhiều năm nay, đường hoa Nguyễn Huệ là nét văn hóa đặc sắc của người Sài Gòn, vì thế dù việc chuẩn bị cho 3 ngày Tết của nhà tôi cũng còn chộn rộn, nhưng gia đình tôi cũng thu xếp để đến tham quan đúng ngày khai mạc", anh Đào Văn Phùng, nhà ở quận Gò Vấp cho biết. Cũng như nhiều ông bố bà mẹ khác tại Sài Gòn, anh cho cô con gái 8 tuổi của mình ăn mặc thật đẹp khi đi đường hoa và liên tục chụp ảnh để bé có những khoảnh khắc kỷ niệm ý nghĩa trước thềm năm mới.

Đường hoa năm nay được thiết kế suốt trục đường Nguyễn Huệ, và những giao lộ chính dẫn vào công trình này đều được lực lượng bảo vệ đứng dàn hàng để hướng dẫn các phương tiện giao thông rẽ vào hướng khác, nhằm biến đường hoa thành một con phố đi bộ đúng nghĩa nhất.

Trong tiếng nhạc rộn rã, dòng người cuồn cuộn nhích từng bước đổ về đường hoa để thưởng ngoạn. Rất nhiều du khách nhận xét, đường hoa được chuẩn bị rất công phu và ấn tượng.

Đường hoa mở cửa phục vụ công chúng trong 6 ngày từ 23/1 đến 28/1 (tức 28 tháng chạp đến mùng 3 Tết).

Dưới đây là vài hình ảnh đường hoa đêm khai mạc:
kmhjkjhkjhj
18h30, nửa tiếng trước khi khai mạc, người dân chưa được vào xem, chỉ có hai bà cụ được lực lượng bảo vệ "đặc cách" cho đi bộ vào ngồi thảnh thơi trên chiếc ghế ngắm hoa. Đây là thời gian duy nhất trong năm mà người Sài Gòn có thể ngồi giữa một trong những đại lộ chính của thành phố để ngắm cảnh như thế này.
Đúng 19h, đường khoa khai mạc bằng màn trống lân, văn nghệ rộn ràng, khách tham quan ùn ùn kéo vào trục đường Nguyễn Huệ. Người đông đến nỗi ai cũng chỉ có thể nhích từng chút một.
Dù phải chen chúc, dòng người vẫn kiên nhẫn đi vào khu vực trung tâm đường hoa.
tghththtr
Một chú trâu tại đường hoa đang "ngắm" du khách.
Tháp đồng hồ 4 mặt đặt trên đường Nguyễn Huệ trở nên lấp lánh trong đêm.
Một đoàn chú tiểu của chùa Lá, huyện Nhà Bè được sư ông thuê xe dắt đi ngắm đường hoa ở trung tâm sài gòn.
Vẻ mặt thích thú của một chú tiểu khi lần đầu tiên được đi ngắm đường hoa.
Một du khách nước ngoài xin chụp ảnh lưu niệm cùng các chú tiểu để cầu may mắn cho năm mới.
Trong lòng đường hoa có khu dành riêng cho các đội làm đồ chơi từ lá dừa. Trong ảnh, du khách chen chúc mua những con cào cào lá dừa.
Một em bé xúng xính áo quần thật đẹp đi chơi đường hoa với gia đình.Phía sau lưng em là mô hình tái hiện cảnh đồng lúa Nam Bộ.
Hai anh em chụp ảnh mừng xuân.
Đôi bạn gái làm duyên bên chú trâu bện từ rơm.
Cụ bà cũng làm duyên bên mô hình quả dưa hấu khổng lồ.
Một nhóm bạn tinh nghịch làm dáng trong một chái nhà tranh được dựng trong đường hoa.
Bé gái nghiêng mình làm duyên bên một chiếc tháp được kết từ những trái bắp vàng ươm.

Tin, ảnh Anh Vân

TP HCM không làm bánh tét khổng lồ Tết Kỷ Sửu

Thay vì thực hiện bánh tét khổng lồ nặng 3-4 tấn như các năm trước, 'Ngày hội bánh tét' vào dịp Tết 2009, người Sài Gòn cùng làm hàng nghìn cặp bánh vừa vặn, xinh xắn để dâng cúng tổ tiên và dành tặng cho người nghèo.

Theo ban tổ chức Lễ hội Tết 2009 và đường hoa Nguyễn Huệ tại TP HCM, 5 hoạt động chính sẽ diễn ra tại thành phố đón chào Tết Nguyên đán. Đó là: "Phố tỏa sáng", "Đường hoa Nguyễn Huệ", "Ngày hội bánh tét", bắn pháo hoa giao thừa tại 6 địa điểm trong thành phố, trang hoàng mặt phố Tết và biểu diễn doorshow.

"Ngày hội bánh tét" năm nay gồm hội thi nấu bánh tét và lễ dâng cúng bánh lên tổ tiên. Sau đó, hàng chục nghìn chiếc bánh sẽ được trao tặng cho các hộ nghèo và trẻ em tại nhà mở.

Vòng loại gói bánh diễn ra từ ngày 21/1/2009 (26 tháng chạp) tại tất cả quận, huyện của thành phố. Sau đó, mỗi nơi chọn tác phẩm đoạt giải nhất tham gia vòng chung kết diễn ra sáng 22/1/2009 (27 tháng chạp) tại Công viên văn hóa Đầm Sen. Cá nhân hoặc tập thể đoạt giải nhất sẽ là những người thực hiện mâm bánh tét dâng cúng lên tổ tiên tại Đền thờ Hùng Vương (Thảo Cầm Viên), Bảo tàng TP HCM, Bảo tàng Tôn Đức Thắng vào ngày 25/1/2009 (30 tháng chạp).
Bánh tét (phải) của tết năm nay sẽ không mang hình thức khoa trương mà đi vào thực chất với ý nghĩa giản dị và ấm cúng. Ảnh: hoahoctro.vn

Còn đường hoa năm nay sẽ được thiết kế suốt trục đường Nguyễn Huệ phục vụ công chúng trong 6 ngày từ 23/1 đến 28/1 (tức 28 tháng chạp đến mùng 3 Tết).

Các bản nhạc chọn lọc được phát tại khu vực đường hoa, tôn vẻ đẹp không gian xuân. Những tiểu cảnh mô phỏng cánh đồng lúa, cánh đồng hoa ngát hương, đồi dưa hấu với quả dưa cao 5 m mang điêu khắc tinh xảo của nghệ nhân. Bên cạnh đó là nhiều cụm tre làng (tre thật được ban tổ chức trồng dưỡng từ nhiều tháng nay để phục vụ dịp này). Và không thể thiếu hình ảnh đàn trâu chăm chỉ với những chú trâu cách điệu, ngộ nghĩnh làm từ nhiều loại chất liệu.

Vỉa hè trước các khách sạn dọc trục đường hoa và Thương xá Tax sẽ được bố trí một số điểm cà phê giải khát phục vụ khách tham quan mùa Tết. Đây cũng là nơi diễn ra khu trưng bày nghệ thuật cắm hoa và tỉa hoa củ quả. Vào mùng 3 Tết, từ đường Nguyễn Huệ sang đường Lê Lợi trở thành khu phố đi bộ cho người dân thưởng thức các nhóm nhạc công trình diễn nhạc Flamenco, nhạc cụ dân tộc, trò chơi truyền thống...

Ban tổ chức cho biết, chủ đề đường hoa 2009 mang tên Vững tin, tiếp theo tinh thần của đường hoa chủ đề Vượt sóng năm 2008. Mỗi tiểu cảnh trong đường hoa mang tên gọi khác nhau như: Khởi nguồn, Nghị lực, Sáng tạo, Tiến bước, Vững tin, Đoàn kết...
Đường Hoa Nguyễn Huệ làm đẹp cho thành phố mỗi dịp xuân về. Ảnh: BTC.

Để khu vực này thêm rực rỡ, ban tổ chức còn vận động các gia đình, công ty nằm trên những trục đường diễn ra lễ hội bỏ công trang trí mặt tiền nhà mình thật bắt mắt để hòa vào không khí chung.

Ông Trần Việt Hùng, phó tổng giám đốc công ty Saigontourist, Trưởng ban tổ chức lễ hội Tết Kỷ Sửu cho biết, trong dịp tết Dương lịch từ ngày 18/12 đến ngày 4/1/2009 tại các tuyến đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Đồng Khởi của TP HCM diễn ra chương trình Phố tỏa sáng với những dàn đèn nhiều màu sắc được đầu tư để đêm thành phố thật lung linh.

Ban tổ chức Lễ hội Tết 2009 thông báo, để phục vụ cho việc thi công các công trình đón xuân, việc ngăn lưu thông xe được thực hiện như sau:

- Ngăn xe lưu thông trên làn ôtô đường Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng) suốt thời gian thi công từ 8h ngày 13/1 đến 18h ngày 23/1/2009 và trong thời gian thu dọn đường hoa từ 22h ngày 28/1 đến 6h ngày 29/1/2009.

- Ngăn toàn bộ lưu thông xe cả hai làn ôtô và gắn máy đường Nguyễn Huệ (toàn trục đường này trở thành phố đi bộ) suốt thời gian đường hoa diễn ra. Riêng đoạn đường Lê Lợi, từ Pasteur đến Nhà hát Thành phố sẽ chặn xe từ 18h đến 22h ngày 28/1/2009 (mùng 3 Tết).

Anh Vân